🚚 Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 800.000đ. 🎁 Giảm 5% tối đa 120.000đ, cho đơn từ 999.000đ- NHẬP MÃ: CHAOHE7 🎁 Mua 2 Món Bất Kỳ Giảm Thêm 5%

LÀM RÕ KHÁI NIỆM “GỐC TỰ DO”  VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA

LÀM RÕ KHÁI NIỆM “GỐC TỰ DO” VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Gốc tự do chỉ nguyên tử, phân tử hoặc ion chứa một electron linh động hình thành do các quá trình sinh hóa của cơ thể và các tác nhân môi trường như tia UV, môi trường ô nhiễm, hóa chất công nghiệp,.. Mục tiêu tấn công của gốc tự do là các đại phân tử như ADN, protein và lipid gây rối loạn chức năng sống của tế bào, biểu hiện nên các dấu hiệu lão hóa sớm ở da. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất chống oxy hóa như: vitamin C, vitamin E, các hợp chất phenolic từ thực vật,...là giải pháp cần thiết trong công cuộc chống lão hóa trên da.

1. Gốc tự do và stress oxy hóa

Gốc tự do chỉ nguyên tử, phân tử hay ion chứa 1 electron linh động, dễ bắt cặp phản ứng oxy hóa khử với các phân tử khác. Đặc tính này của gốc tự do tạo nên nguy cơ tổn hại cấu trúc của các bào quan trong tế bào. Mục tiêu tấn công của các gốc tự do trong cơ thể thường là các đại phân tử như ADN, ARN, protein và lipid. Hậu quả của quá trình này là sự rối loạn trong chức năng hoạt động của các cấu trúc trên và tình trạng mất cân bằng nội môi.

Đa phần các gốc tự do được sản sinh ra từ các loại oxy phản ứng (ROS) như: hydroxyl (OH ∙ ), superoxide (O 2 −∙ ), oxit nitric (NO ∙ ), peroxyl (RO 2 ∙ ),Peroxynitrite (ONOO − ), axit hypochlorous (HOCl), hydro peroxide (H 2 O 2 ), oxy nhóm đơn ( 1 O 2 ) và ozone (O 3 ),...theo cơ chế nội sinh hoặc ngoại sinh:

  • Nội sinh: Gốc tự do có thể hình thành từ các chuỗi phản ứng trong hoạt động sống của tế bào như hô hấp tế bào, quá trình thực bào, các phản ứng viêm và hoạt động chuyển hóa thuộc hệ thống P- 450

  • Ngoại sinh: Quá trình tiếp xúc với tia UV, môi trường ô nhiễm, hóa chất công nghiệm cùng các thói quen không lành mạnh ví dụ như hút thuốc lá đều dẫn đến sự hình thành gốc tự do trong cơ thể

Quá trình trao đổi chất của cơ thể dẫn đến sự hình thành của gốc tự do nhưng đồng thời cũng sản xuất ra các chất chống lại gốc tự do (hay còn được gọi là chất chống oxy hóa, có khả năng bắt cặp phản ứng và bất hoạt các gốc tự do này). Tuy vậy, dưới tác động của các yếu tố nhất định như khí hậu và môi trường ô nhiễm, khắc nghiệt, trạng thái cân bằng giữa việc tạo ra gốc tự do và cơ chế phòng vệ chống oxy hóa bị phá vỡ, khi đó cơ thể sẽ đối mặt với các nguy cơ bị tổn thương oxy hóa, tình trạng này được mô tả bằng thuật ngữ “stress oxy hóa”. 

2. Ảnh hưởng của gốc tự do trên da

ROS cũng như các gốc tự do sinh ra từ ROS gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc tế bào, bao gồm peroxid hóa lipid, hình thành protein cacbonylat hóa và biến đổi các bazơ DNA. Hệ lụy từ những quá trình này có thể kích hoạt hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào. Các chất trung gian này và chất chuyển hóa của chúng phản ứng với các chất điện giải của tế bào, một số trong đó bắt đầu quá trình truyền tín hiệu tế bào, làm thay đổi biểu hiện gen. Bất kể tổn thương như thế nào, sự mất cân bằng oxy hóa khử bởi gốc tự do đều có thể dẫn đến cơ chế apoptosis -  chương trình chết của tế bào

Các tổn thương trên dẫn đến những biến đổi bất lợi tích tụ và tiến triển dần theo thời gian làm suy thoái chức năng của các cơ quan và da là cơ quan có thể phản ánh trực quan nhất tình trạng này. 

Hậu quả từ các tổn thương oxy hóa trên da có thể kể đến bao gồm: 

  • Sự tăng mức độ sản xuất và biểu hiện của các đốm sắc tố trên da:

Phản ứng quang hóa gây ra bởi tia UV dẫn đến sự hình thành các gốc tự do, để đáp lại nguy cơ tấn công từ các electone linh hoạt này, cơ thể kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách tăng cường sản xuất các chất chống oxy hóa nội sinh, trong tình huống này, chất oxy hóa được sản xuất là melanin để bất hoạt các gốc tự do sinh ra bởi tia UV 

(1) Bức xạ UV tạo ra các gốc tự do. (2) Các gốc tự do và tia UV kích hoạt các tác nhân sinh học tác động đến tế bào hắc tố, tế bào chịu trách nhiệm tạo ra sắc tố. (3) Enzym tyrosinase biến đổi axit amin tyrosine thành sắc tố melanin, có thể có màu đỏ hoặc nâu. (4) Các chất sinh học có tác dụng làm tăng hoạt động của enzyme Tyrosinase tạo ra sắc tố. (5) Melanin bị mất khỏi da khi các tế bào da di chuyển lên các lớp bề mặt và bong ra trong quá trình tẩy da chết tự nhiên của da

Mặc dù đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể nhưng nếu diễn tiến trong một thời gian dài, các gốc tự do liên tục được tạo ra, cơ chế sản xuất melanine hoạt động quá mức dẫn đến các tổn thương từ cấp tính đến mãn tính trên da như cháy nắng, sạm da, nám và ung thư da. Không dừng lại ở đó, khi cơ chế phòng vệ của cơ thể hoạt động không thuận lợi, các gốc tự do thâm nhập sâu và tấn công ADN trong ty thể thậm chí là ADN nhân tế bào.  

>> Đọc thêm về "Cách Giảm Và Ngăn Ngừa Tình Trạng Tăng Sắc Tố Sau Viêm" tại đây.

  • Hình thành các nếp nhăn sâu:

Các axit amin như proline, histidine, arginine và cysteine ​​trong cấu trúc protein rất dễ bị tấn công bởi các gốc hydroxyl và tổn thương oxy hóa, điều này đồng nghĩa với việc các gốc ROS có thể phá hỏng cấu trúc sợi collagen của da. Cùng với đó, các gốc tự do còn nhanh chóng giảm mật độ collagen thông qua cơ chế ức chế hoạt động tổng hợp collagen đồng thời làm tăng biểu hiện của metallicoproteinase (MMP)- enzyme chịu trách nhiệm trong sự thoái hóa của collagen khiến nền ngoại bào của da trở nên lỏng lẻo hình thành các nếp nhăn sâu

  • Da khô sạm, giãn mao mạch dưới da

Như đã đề cập trước đó, lipid là một trong các mục tiêu tấn công chính của các gốc tự do. Lipid bề mặt da bao gồm lipid bã nhờn và lipid biểu bì. Trong đó lipid bã nhờn đóng vai trò hạn chế sự thoát nước qua da, vận chuyển các chất và điều hòa quần thể vi sinh vật trên da.

ROS và các gốc tự do có thể tấn công các liên kết đôi của axit béo không bão hòa trong lipid bã nhờn và lipid biểu bì, dẫn đến hiện tượng peroxid hóa lipid, gây ra những thay đổi về cấu trúc và tính chọn lọc của cấu trúc màng và phá hỏng chúng. Kết quả là hàng rào bảo vệ da mất đi tính năng sinh học của mình, da trở nên nhạy cảm và dễ dàng chịu sự xâm nhập, tác động của vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn đến các tình trạng kích ứng, dị ứng thậm chí là rối loạn nghiêm trọng như mụn trứng cá, vẩy nến,...

>> Tìm hiểu về bí quyết duy trì làn da tươi trẻ tại đây.

3. Công cuộc chống lại gốc tự do ở da

3.1 Hệ thống chống lại gốc tự do ở da

Khi da tiếp xúc với các gốc tự do, để duy trì sự cân bằng ở mô, cơ chế chống lại tác động của gốc tự do trên da sẽ được kích hoạt bao gồm các hoạt động: (1) Hoạt hóa hoạt động của các enzyme phân hủy ROS; (2) phòng vệ gián tiếp thông qua việc ức chế hoạt động của các quá trình sản sinh gốc tự do nội sinh, hoạt hóa cơ chế tự sửa chữa các tổn thương oxy hóa; (3) hỗ trợ bảo vệ vật lý cho da bằng cách tăng tính ổn định của màng, cản trở ROS đạt được mục tiêu sinh học của chúng. Trong đó, cơ chế bảo vệ quan trọng nhất là hệ thống chống oxy hóa bao gồm các enzyme:

  • Superoxide dismutase (SOD): là một nhóm enzyme có liên quan chặt chẽ xúc tác sự phân hủy anion superoxide thành oxy và hydro peroxide;

  • Catalase: thường được các tế bào sử dụng để xúc tác nhanh chóng quá trình phân hủy hydro peroxide thành các phân tử nước và oxy ở dạng khí ít phản ứng hơn

Tuy nhiên với một cơ quan luôn phải đối mặt với nguy cơ stress oxy hóa như da, hệ thống enzym trên vẫn chưa đủ ngăn chặn sự “hung hãn” của các gốc tự do. Cơ thể cần sự hỗ trợ từ các dưỡng chất bên ngoài như: vitamin C, vitamin E, các hợp chất phenolic từ thực vật,...

3.2 Hỗ trợ hoạt động chống lại các gốc tự do từ liệu pháp bôi tại chỗ

Các thành phần vi chất chống oxy hóa cho da 

  • Vitamin C

Vitamin C hay acid ascorbic là phân tử có tính khử nên có khả năng bắt cặp phản ứng với các gốc tự do và bất hoạt chúng. Bên cạnh đó, Vitamin C còn đóng vai trò hỗ trợ các liên kết chéo, ổn định, kích hoạt quá trình sinh tổng hợp đồng thời giảm biểu hiện của các enzyme thoái collagen góp phần khắc phục các tổn thương trong cấu trúc da do gốc tự do gây ra. Tuy nhiên cơ thể không thể tổng hợp được vitamin C do đó để tận dụng khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của vi chất này, cần có phương pháp bổ sung phù hợp.

>> Tìm hiểu thêm về "TOP 3 AMPOULE MARTIDERM CHỨA VITAMIN C ĐÁNG THỬ NHẤT" tại đây.

  • Vitamin E

Vitamin E là tên gọi chung của một bộ gồm tám tocopherol và tocotrienols liên quan, là các vitamin tan trong dầu có đặc tính chống oxy hóa, đặc biệt hữu ích trong việc chống lại peroxid hóa lipid. Đây là chất chống oxy hóa có thể trở về dạng khử tiếp tục hoạt động thu gom gốc tự do thông qua quá trình khử bằng các chất chống oxy hóa khác

  • Carotenoid

Carotenoid nổi bật với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng dập tắt O 2 và bẫy các gốc peroxyl cao. Làm một hợp chất có màu, có khả năng hấp thụ ánh sáng ở bước sóng khoảng 450- 550nm, Carotenoids có thể bảo vệ da khỏi các tổn thương quang hóa của tia hồng ngoại và ánh sáng xanh

  • Hợp chất chiết xuất thực vật

Các hợp chất phenolic chiết xuất từ thực vật không những có khả năng thu gom các gốc tự do mà còn cho tác dụng thúc đẩy các enzyme chống oxy hóa nội sinh như catalase (CAT), superoxide effutase (SOD) và glutathione peroxidase (GSH-PX), giúp bảo vệ da chống lại sự gia tăng nồng độ ROS khi bị stress oxy hóa. 

 

Liệu pháp bổ sung chất chống oxy hóa từ MartiDerm

Thấu hiểu “gánh nặng stress oxy hóa” của da, MartiDerm đã dày công nghiên cứu và mang đến các dòng ampoule giúp cung cấp các vi chất chống oxy hóa cũng như các dưỡng chất cần thiết cho da, bảo vệ da khỏi nguy cơ tấn công bởi các gốc tự do, duy trì trạng thái tối ưu và chức năng hoạt động của da. Tùy vào từng loại da cùng các vấn đề đang gặp phải, bạn có thể lựa chọn các liệu pháp bổ trợ hoạt động chống lại gốc tự do trên da sau:

🔷 Ampoule Chống Oxy Hoá, Phục Hồi, Điều Tiết Bã Nhờn - MartiDerm The Originals Proteos Liposome

Proteos Liposome bổ sung các thành phần chống oxy hoá mạnh mẽ là Vitamin C & Vitamin E Liposomes - phân tử Vitamin C & E được bao bọc bởi Liposome, cho phép Vitamin C & E thẩm thấu tối ưu nhất vào tế bào da. Các thành phần chống oxy hoá này có khả năng trung hòa gốc tự do được tạo ra trong quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa tổn thương da cũng như các dấu hiệu lão hoá sớm. Không chỉ vậy, Vitamin E còn giúp ổn định Vitamin C trong công thức, hạn chế Vitamin C bị oxy hoá mất tác dụng. Sản phẩm giúp cung cấp độ ẩm mạnh mẽ và chuyên sâu cho da, cân bằng lượng dầu tiết ra

Công thức lý tưởng dành cho làn da dầu nhạy cảm, dễ nổi mụn hoặc da phản ứng

>> Chi tiết sản phẩm tại đây.

🔷 Ampoule Chống Oxy Hoá, Trẻ Hóa & Làm Sáng Da 5% Proteum 89+, 15% Vitamin C-Tech - MartiDerm Black Diamond Skin Complex Advanced

Black Diamond Skin Complex Advanced hỗ trợ chống oxy hóa mạnh mẽ & làm sáng da nhờ vào 15% Vitamin C-Tech: giúp ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do hình thành từ ánh nắng và các yếu tố môi trường, kích thích tăng sinh collagen, duy trì làn da căng mịn và săn chắc, đồng thời cải thiện các đốm sắc tố, dưỡng sáng và làm đều màu da:

  • Phức hợp Vitamin C-Tech được ứng dụng công nghệ độc đáo từ Martiderm, phối hợp giữa hai dẫn xuất là 10% L-Ascorbic Acid & 5% Ascorbyl Glucoside giúp ổn định thể chất của Vitamin C, tăng độ bảo quản và giảm thiểu hiện tượng Vitamin C bị oxy hoá, từ đó tăng cường hiệu quả mang lại trên da. 

  • Bên cạnh đó sản phẩm còn bổ sung các thành phần 5% Proteum 89+, 10% Vitamin A, B5, E, F & D-Like) giúp cung cấp độ ẩm chuyên sâu và cải thiện cấu trúc da; thúc đẩy sản sinh Collagen & Elastin, giúp cải thiện rõ rệt tình trạng da chảy xệ và làm mờ nếp nhăn. 

Sản phẩm đặc biệt lý tưởng dành cho làn da khô mất nước, xỉn màu, có dấu hiệu chảy xệ và nếp nhăn.

>> Chi tiết sản phẩm tại đây.

🔷 Ampoule 15% Vitamin C Nguyên Chất Chống Lão Hóa - MartiDerm Platinum Photo Age HA+

Ampoule Photo Age HA+ với công thức bao gồm 15% Vitamin C nồng độ cao, thành phần độc quyền Proteum 89+ và Hyaluronic Acid giúp làn da luôn căng đầy và đàn hồi. Giảm các vết nhăn, vết thâm, nám da, sạm da, trả lại cho da vẻ ngoài tươi sáng và hoàn hảo hơn. Da luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết, đồng thời sáng dần lên sau một thời gian sử dụng.

Sản phẩm lý tưởng dành cho làn da lão hoá, tổn thương do ánh nắng & ô nhiễm.

>> Chi tiết sản phẩm tại đây.

Tài liệu tham khảo

  • Lobo V, Patil A, Phatak A, Chandra N. Free radicals, antioxidants and functional foods: Impact on human health. Pharmacogn Rev. 2010 Jul;4(8):118-26. 
  • Silva SAME, Michniak-Kohn B, Leonardi GR. An overview about oxidation in clinical practice of skin aging. An Bras Dermatol. 2017 May-Jun;92(3):367-374. 
  • Poljšak B, Dahmane R. Free radicals and extrinsic skin aging. Dermatol Res Pract. 2012;2012:135206
  • Md Jaffri J. Reactive Oxygen Species and Antioxidant System in Selected Skin Disorders. Malays J Med Sci. 2023 Feb;30(1):7-20
  • Silva SAME, Michniak-Kohn B, Leonardi GR. An overview about oxidation in clinical practice of skin aging. An Bras Dermatol. 2017 May-Jun;92(3):367-374
  • Fuchs, J & Herrling, Th & Groth, Norbert. (2001). Detection of Free Radicals in Skin: A Review of the Literature and New Developments. Current problems in dermatology. 29. 1-17.
  • Niki E. Lipid oxidation in the skin. Free Radic Res. 2015;49(7):827-34
← Bài trước Bài sau →